Các điểm tham quan
-
Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bắc Cổ phát hiện vào năm 1925. Bãi đá trải rộng khoảng 8 km² với gần 200 khối đá có kích thước, hình khắc khác nhau như: tranh vẽ tả thực, hoa văn trang trí, hình người đang toả hào quang, hình người cách điệu và một số mô tuýp khác về hình người, hình kiểu bản đồ mô tả thung lũng Mường Hoa... Đặc biệt, có các tảng đá được khắc trên đó những khối chữ vuông giống với chữ Nôm Dao.
-
Núi Hàm Rồng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Sa Pa. Do nằm ngay trung tâm thị trấn, sau nhà thờ Sa Pa nên bất kỳ ai đến với phố núi đều dành ít nhất nửa ngày để thăm thú nơi đây. Thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, Hàm Rồng là một trong số ít núi ở Việt Nam có yếu tố tượng hình rõ nét và đẹp, trông xa như con rồng đang bay giữa làn mây trắng.
-
Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1 km về phía Bắc có dãy núi đá vôi, là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao khoảng 5 m, rộng khoảng 3 m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất. Đi khoảng hơn 30 m trong tối tăm, gập ghềnh sẽ gặp một hang động. Từ đây động chia đi rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất chỉ vừa một người chui lọt, nhiều đoạn cheo leo phải bám vào những tai đá, đu người mà lên xuống. Đi theo những vách nhỏ này càng tỏa ra nhiều lối, thậm chí có những ngách đi vòng vèo, rích rắc và cuối cùng vẫn trở về vị trí ban đầu.
-
Cuối năm 1942, 12 nữ tu theo lối khổ hạnh, thuộc dòng Nữ tu của Hội Thánh Kitô cải giáo, những người “chẳng có gì ngoài sứ mạng truyền giáo và cứu rỗi Sám hối”, bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản. 8 người trong số họ và một thầy dòng khác tình nguyện xin được ở lại Á Châu tiếp tục truyền đạo. Đại sứ Pháp tại Nhật Bản đã viết thư cho Cha Tổng giám mục giáo phận Hưng Hoá, trong đó Lào Cai là một xứ đạo, xin cho họ được đến vùng này tiếp tục truyền đạo.
-
Thác Bạc cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km, nằm
ngay bên đường Quốc lộ 4D đi tỉnh Lai Châu. Thác Bạc được tạo bởi nhiều
"động mạch" nước từ cao nguyên Lồ Súi Tổng (nay là cao nguyên Can
Thàng), rồi đổ vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quý Hồ nhập vào con suối Mường
Hoa dẫn vào Suối Bo (xã Gia Phú - huyện Bảo Thắng), hoà cùng sông Hồng đổ ra
Biển Đông.
-
Từ trung tâm thị trấn Sa Pa, theo con đường hướng về phía núi Fansipan khoảng gần 3km, du khách sẽ đến bản Cát Cát của xã San Sả Hồ. Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, giữa thung lũng bốn bề là núi, Cát Cát là điểm du lịch cộng đồng lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao Tây Bắc.
-
Nhà thờ cổ Sa Pa còn
được gọi là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, tọa lạc ở trung tâm thị trấn Sa Pa được người
Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Trước khi tiến hành xây dựng, người
Pháp đã nghiên cứu rất kỹ để chọn lựa vị trí xây nhà thờ: phía trước là một khu
đât rộng và khá bằng phẳng, phía sau được che chắn bởi núi Hàm Rồng kỳ
vỹ.
-
Bảo tàng Sa Pa nằm trong khuân viên của Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai tại Sa Pa. Bảo tàng Sa Pa được thành lập và hoạt động theo mô hình của Nhà du lịch Arcachon (Bordeaux - Cộng hòa Pháp) từ năm 2007, Bảo tàng Sa Pa hiện đang lưu giữ khoảng 200 hiện vật, mô hình và nhiều ấn phẩm, phim tư liệu về các dân tộc ở Sa Pa
-
Nằm cách thị
trấn Sa Pa 10 km về phía Đông Nam, Mường Hoa là điểm đến hấp dẫn thu hút những
bước chân lãng du đến với miền sơn cước. Mường Hoa là người Pháp gọi chệch từ hai chữ Mướng và Mướng và là tên một làng người Giáy nằm trong thung lũng này.
-
Từ thị trấn Sa Pa, đi
theo quốc lộ 4D lên hướng Bắc khoảng 18 km sẽ đến khu vực cổng trời. Đứng giữa
cổng trời Sa Pa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới
với những ruộng nương xanh rì, con đường ô tô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) -
Sa Pa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc - một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai
|