Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình hỗ trợ sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người” năm 2024

Sáng 26/7, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình hỗ trợ sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người” năm 2024.

anh tin bai

Chú thích ảnh

Tham dự có bà Bùi Lan Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; bà Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lào Cai; đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Hà Giang, Lai Châu; Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

anh tin bai

Bà Bùi Lan Anh, Phó GĐ Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Theo báo cáo của Bộ Công an, từ năm 2012 đến tháng 2 năm 2023 lực lượng chức năng đã giải cứu, tiếp nhận, xác minh khoảng 10.000 trường hợp, trong đó, xác định 7.962 người là nạn nhân mua bán người. Đối tượng chủ yếu là phụ nữ, trẻ em (chiếm khoảng 90%) thuộc các dân tộc ít người, tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đa số nạn nhân là phụ nữ khi bị lừa bán ra nước ngoài bị cưỡng ép kết hôn làm vợ người dân bản địa và bóc lột tình dục (chiếm gần 80%), cưỡng bức lao động...

anh tin bai

Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo.

anh tin bai

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, những cách làm hay; đưa ra giải pháp hỗ trợ nạn nhân mua bán người; góp phần tiếp thêm nguồn lực cho công tác phòng, chống mua bán người nói chung và hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ, đặc biệt là nhóm yếu thế nói riêng có cơ hội hòa nhập tốt hơn… Một số cơ sở, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác cũng chia sẻ mô hình hỗ trợ sinh kế đạt hiệu quả cao trong việc tạo việc làm, thu nhập cho người dân tại địa phương.

anh tin bai

Toạ đàm tại Hội thảo.

Được thành lập năm 2002, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ, đặc biệt là nhóm yếu thế, dễ tổn thương. Năm 2007, mô hình nhà tạm lánh đầu tiên tại Việt Nam dành cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và mua bán trở về mang tên Ngôi nhà Bình yên ra đời tại Hà Nội. Sau 17 năm thành lập và vận hành, Ngôi nhà Bình yên đã thực hiện 27.689 lượt tham vấn cho 17.534 ca; tiếp nhận và hỗ trợ tạm lánh hơn 1.700 người đến từ 56/63 tỉnh/thành, thuộc 17 dân tộc, trong đó số phụ nữ, trẻ em bị mua bán người chiếm gần 27%.

 

Tuấn Nguyễn - Hoàng Luyến (Trung tâm VH,TT-TT Sa Pa)
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập