Tổ chức hội nghị gặp mặt thầy mo, thầy cúng và bàn giải pháp cải tạo tập quán lạc hậu trong đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn xã Ngũ Chỉ Sơn
Ngày 13/3/2023, Ủy ban MTTQVN xã phối hợp với UBND xã Ngũ Chỉ Sơn tổ chức Hội nghị gặp mặt thầy mo, thầy cúng, trao đổi, bàn giải pháp cải tạo tập quán lạc hậu trong đồng bào dân tộc Mông, dự Hội nghị có lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã và 74 đại biểu là chủ hôn và chủ lễ tang ma trên địa bàn xã.
Trong những năm qua truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc thiểu số thị xã Sa Pa nói chung, xã Ngũ Chỉ Sơn nói riêng, luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy, các hủ tục tập quán lạc hậu dần được loại bỏ; đó là kết quả phấn đấu và sự cố gắng vươn lên của cả cả hệ thông chính trị của các cấp, ngành và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, trong dó phải nói đến đội ngũ người có uy tín, thầy mo, thầy cúng, những người tham gia là chủ hôn và chủ lễ tang ma có vai trò quan trọng, chỗ dựa tinh thần trong đời sống sinh hoạt của đồng bào, là người đồng hành cùng với cấp ủy, chính quyền các cấp tuyên tuyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khuyến khích động viên kịp thời, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bám đất, bám làng, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh nông thôn, chung tay xây dựng nông thôn mới, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới văn minh lịch sự. Phong tục tập quán ma chay, cưới xin, trong sinh hoạt đời sống được cải tạo, đổi mới, giảm bớt sự rườm rà, về thời gian, công sức và tiền của, đảm bảo giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của từng dân tộc;

Quang cảnh Hội nghị
Mục đích của Hội nghị là nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc về chủ trương của Đảng, Nhà nước, của thị xã Sa Pa về cải tạo các tập quán lạc hậu đang tồn tại trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiệm vụ đặt ra đó là: Đánh giá thực trạng, trao đổi, bàn giải pháp bảo tồn phát huy, giữ gìn, bản sắc truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số; Đồng thời tại Hội nghị này các đại biểu đưa ra các nội dung tập quán còn lạc hậu không còn phù hợp để bàn thống nhất loại bỏ trong thời gian tới;
Xã Ngũ Chỉ Sơn đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của nhân dân, từng bước xóa bỏ tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang…; Diện mạo, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển ổn định chuyển dịch đúng hướng, Quốc phòng, an ninh được giữ vững có được điều này vai trò của đội ngũ thầy mo, thầy cúng những người làm chủ hôn, chủ lễ tang ma là quan trọng, chi phối đời sống, tâm linh của đồng bào Đặc biệt là những người có phạm vi ảnh hưởng rộng trong đời sống sinh hoạt, tâm linh của cộng đồng các dân tộc thiểu số, đồng bào thường hết sức tin vào những lời nói (ý kiến của thầy mo, thầy cúng) trong việc cưới, việc tang và trong đời sống các dân tộc trên địa bàn. Vì vậy đội ngũ những người hành nghề thầy mo, thầy cúng, là một bộ phận quan trọng nòng cốt, hoàn toàn có thể tác động làm thay đổi các tập quán lạc hậu theo chiều hướng tích cực mà không làm thay đổi phong tục tập quán, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào thông qua các ý kiến của thầy mo, thầy cúng đối với cộng đồng, tác động tích cực đến việc cải tạo tập quán lạc hậu, hạn chế các tai tệ nạn xã hội;
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại một số hủ tục, tập quán lạc hậu, như: Trong việc tang ma vẫn còn để lâu ngày trong nhà (tính tuổi không được trùng với người trong nhà mới được đưa đi chôn), giết mổ nhiều gia súc, tổ chức ăn uống linh đình gây tốn kém, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, để người chết lâu ngày trong nhà; Việc đi lễ trả lễ bằng mâm cỗ, bằng thóc, ngô, gia súc, cây tiền, quỳ lậy khi chào hỏi trong phúng viếng vẫn còn diễn ra; Tình trạng tảo hôn mặc dù đã giảm, tuy nhiên tính đến 3/2023, trên địa bàn xã có 3 trường hợp tảo hôn, hiện tượng các gia đình đồng ý cho các cháu về ở chung với nhau và sinh con khi chưa đủ tuổi kết hôn vẫn còn;
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số còn có một số thói quen chưa tốt như: Tình trạng thả rông gia súc đã giảm nhưng chưa chấm dứt; vẫn còn lạm dụng sử dụng tràn lan thuốc diệt cỏ trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước và mất an toàn thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và giống nòi; có nơi chưa chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh môi trường nhất là từ trong nhà đến ngoài ngõ, chưa quan tâm tự trồng rau xanh tự phục vụ gia đình trong khi đất rộng; thói quen hay uống rượu say ảnh hưởng đến sản xuất, mất an toàn khi tham gia giao thông. Vấn đề vệ sinh môi trường vẫn chưa được đảm bảo, nhiều nơi chuồng gia súc, gia cầm vẫn còn trong nhà hoặc quá gần nhà, cảnh quan môi trường từ đường làng, ngõ, xóm, thu gom rác thải, làm nhà tiêu hợp vệ sinh, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số đã phần thay đổi sạch sẽ hơn nhưng chuyển biến còn chậm;
Tại Hội nghị đặc biệt là các thầy mo, thầy cúng, là người được cộng đồng tin tưởng, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào, tập trung nghiên cứu, đã mạnh dạn phát biểu ý kiến trao đổi tại Hội nghị; Như việc cưới, việc tang, trong sinh hoạt đời sống, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, vệ sinh môi trường .…Nêu lên những nội dung tập quán còn lạc hậu đang tồn tại trong nhân dân cần phải cải tạo, loại bỏ dần, đồng thời nêu những ý kiến hiến kế cho chính quyền và cộng đồng dân cư cải tạo những tập quán chưa phù hợp với đời sồng cộng đồng từ đó làm cơ sở để đưa vào Quy ước, hương ước thôn, bản, nhằm triển khai thực hiện giữa các ngành các cấp, chủ thể cam kết thực hiện là nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã.