Hội thảo về vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập

    Chiều 15/8/2023, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề "Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới". Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 63/63 điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước. Đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; GS. TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; Đồng chí Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt đồng chủ trì Hội thảo. 

anh tin bai

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu thị xã

anh tin bai

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu thị xã

    Tham dự Hội thảo tại điểm cầu thị xã Sa Pa có đồng chí Thào A Sinh, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy; đồng chí Phùng Mạnh Khang, UV BTV Thị uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị thị xã, đồng chí Đỗ Văn Tân, Thị ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thị xã, có lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin thị xã, Hội Khuyến học thị xã; đại diện cho dòng họ, hộ gia đình hiếu học trên địa bàn thị xã.

anh tin bai

GS. TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

    Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, GS. TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh: Gia đình, dòng họ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, điều này đã được khẳng định qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến nhiều trào lưu văn hóa trên thế giới đến thế hệ trẻ ngày nay, có nguy cơ làm mất dần đi giá trị văn hóa truyền thống, hơn lúc nào hết, chúng ta phải giữ được ý thức cội nguồn. Ý thức cội nguồn “chim có tổ, người có tông” là điểm mạnh trong văn hóa dòng họ và cũng là điểm nhấn quan trọng trong nền văn hiến Việt Nam. Như chúng ta thấy, hàng năm các dòng họ trên mọi miền của Tổ quốc đều tổ chức ngày Giỗ Tổ của mình và cứ đến ngày 10/3 âm lịch, con cháu khắp nơi về Giỗ Tổ Hùng Vương và Nhà nước quyết định cho cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ một ngày để làm Giỗ Tổ mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở chúng ta đều có chung huyết thống, có chung cội nguồn.

anh tin bai

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư phát biểu chỉ đạo hội thảo

    Tại Hội thảo đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao công tác phối hợp chu đáo của Hội Khuyến học Việt Nam với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VHTTDL, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Đồng thời khẳng định, việc tổ chức Hội thảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhằm phát huy sức mạnh con người Việt Nam, gắn với giữ gìn hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia. Gia đình là tế bào của xã hội, duy trì nòi giống, là môi trường đầu tiên khuyến khích học tập; dòng họ cơ bản giữ được tính bền chặt, có trên có dưới, có trước có sau tạo nên một xã hội ổn định và phát triển. Chủ trương xây dựng xã hội học tập được tổ chức, thực hiện nghiêm túc và đạt nhiều kết quả quan trọng. Thời gian tới, cần phát huy vai trò của gia đình, dòng họ để cung cấp nguồn lực cho phát triển đất nước.

    Tham gia Hội thảo, các đại biểu được nghe các báo cáo tham luận có giá trị cao, cả về lý luận và thực tiễn, của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các nhà quản lý, các ngành chức năng… xoay quanh chủ đề “Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Các tham luận đều khẳng định trong bối cảnh hiện nay việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam thông qua giáo dục truyền thống từ gia đình, dòng họ đóng vai trò nòng cốt, là mạch nguồn để văn hóa dân tộc phát huy được giá trị truyền thống trong thế giới hiện đại, sáng tạo để hội nhập thành công vì truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là cơ sở hình thành văn hóa dân tộc Việt Nam. Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, thực hiện khuyến học, khuyến tài thông qua các mô hình học tập nhằm phát huy truyền thống các thế hệ cha ông ta để hướng về cội nguồn, tạo sức mạnh nội sinh trong việc thực hiện tốt gia phong, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng, xã nói riêng, của đất nước nói chung. Từng gia đình, dòng họ thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống thông qua xây dựng xã hội học tập sẽ tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện và lan tỏa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta trong quá trình hội nhập. Thông qua Hội thảo nhằm tìm ra yếu tố cốt lõi để giữ gìn và phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam; các giải pháp thúc đẩy vai trò và sự tham gia của gia đình vào các quá trình phát triển xã hội bền vững, đặc biệt là phát huy vai trò của gia đình, dòng họ trong phát triển văn hóa Việt Nam để "văn hóa soi đường cho quốc dân đi".

    Kết thúc Hội thảo GS. TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, các tham luận đều khẳng định vai trò quan trọng của Ban Tuyên giáo, Bộ VHTTDL, Bộ GD&ĐT trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Đây là chủ trương lớn của Đảng trong phát triển giáo dục theo hướng mở được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Xây dựng xã hội học tập tốt là tiền đề để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Hội thảo cũng đưa ra một số những kiến nghị về phát huy văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong tình hình mới, đặc biệt là đề nghị sớm xác định hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới, coi trọng văn hóa gia đình, dòng họ trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc. Đặc biệt, Hội thảo đề cập đến những nội dung nhìn từ góc độ khuyến học, khuyến tài, trong đó vai trò của Hội khuyến học các cấp là quan trọng cần hiểu sâu, nắm vững hơn vai trò của gia đình, dòng họ trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam   để tổ chức triển khai nhiệm vụ phát triển văn hóa tốt hơn, sáng tạo hơn để khơi dậy, phát huy truyền thống quý báu của các gia đình, dòng họ nhằm giữ gìn truyền thống văn hóa ở địa phương, phát huy những phẩm chất tốt đẹp nhằm xây dựng quê hương ngày càng phát triển.  

Đức Mạnh - BTG Thị ủy
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập