Hiệu quả từ mô hình trồng rau trên đất đồi tại thôn Sâu Chua phường Sa Pả

Khu vực đất canh tác của gia đình anh Giàng A Tính tại thôn Sâu Chua, thuộc  tổ 4, phường Sa Pả, với gần 03 ha đất đồi trồng trên 5.000 gốc đào và 200 gốc lê đã mang lại thu nhập mỗi dịp Tết Nguyên đán hàng năm trên 200 triệu đồng. Không những thế, tận dụng đất dưới tán cây gia đình anh Tính trồng xen lẫn các loại rau như: Cải làn, su hào, mầm đá, cải mèo...để bán cũng mang lại thu nhập từ 30-40 triệu đồng/ tháng.

Anh Giàng A Tính sở hữu nhiều cây đào cổ.

Không giống như một số thanh niên khác trong thôn, anh Giàng A Tính,người dân tộc Mông, sinh năm 1994 chọn gắn bó, chăm sóc những cây đào, cây lê đặc trưng của quê hương để phát triển kinh tế và để có được thành công mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm là cả một quá trình của sự tìm tòi, học hỏi. Dịp Tết Nguyên đán 2022, những chuyến xe chở những cây đào vô cùng đặc sắc từ Sâu Chua đã về với thành phố Hải Phòng, Hà Nội và nhiều địa phương khác. Không chỉ tạo đặc trưng riêng có cho những cây đào, cây lê mà những loại rau được trồng trên đất đồi dưới tán cây đào, cây lê cũng vô cùng xanh mướt, do đất tốt chỉ sử dụng phân gà nên các loại rau của gia đình anh Tính luôn được thị trường ưa chuộng, cung cấp tại thị xã Sa Pa và các tỉnh thành khác. Anh Giàng A Tính, tổ 4 phường Sa Pả, thị xã Sa Pa chia sẻ:“Tôi cùng gia đình luôn cố gắng trong lao động sản xuất, tìm ra những cách làm sáng tọa, chăm sóc cho cây đào, cây lê luôn đẹp, cố gắng phát triển kinh tế không phải đi làm ăn xa, làm thuê như trước kia...”

Thu hoạch rau dưới tán cây ăn quả.

Nhờ vào sự ham học hỏi và sáng tạo trong cách chăm sóc cũng như tạo hình cho cây mà các cây đào của gia đình anh Giàng A Tính có giá trị kinh tế rất cao, mỗi cây đào có tán rộng, xòe đẹp mắt đặc biệt là thân cây được phủ loại rêu đặc trưng của núi rừng, mỗi cây đào  có giá trị từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng được các thương nhân miền xuôi vô cùng yêu thích. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền phường Sa Pả luôn đặc biệt quan tâm trong tuyên truyền vận động người dân hướng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không để đất trống, đồi trọc, cần cù trong lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Bà Hầu Thị Cu, Phó Chủ tịch HĐND phường Sa Pả, thị xã Sa Pa cho biết: “Là một người công tác tại phường và cũng là một người nông dân sinh sống trên địa bàn chúng tôi luôn chú trọng tuyên truyền đến bà con nhân dân luôn hướng đến chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tìm ra những loại cây có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu tại địa phương, không chỉ phụ thuộc vào tròng một vụ lúa như trước đây...”.

Từ cách làm sáng tạo, cần cù trong lao động sản xuất của anh nông dân 28 tuổi Giàng A Tính  đã thực sự là tấm gương sáng đại diện cho thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số tại thị xã Sa Pa luôn cố gắng  trong lao động sản xuất, vươn lên làm giầu trên chính mảnh đất quê hương./.

Phạm Quỳnh- Hoàng Luyến (Trung tâm VH,TT-TT Sa Pa) 

Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập