Thị uỷ Sa Pa kịp thời cụ thể hoá Nghị quyết số 29-NQ/TU, ngày 22/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đến 2030 và những năm tiếp theo
Để triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TU, ngày 22/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đến 2030 và những năm tiếp theo. Ngày 08/9/2022, Thị ủy Sa Pa đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TU với mục tiêu chung nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức và đội ngũ cán bộ chuyên trách, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, chủ động thích ứng, linh hoạt, hướng về cơ sở, thôn, tổ dân phố, xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, làm nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tăng cường giám sát và phản biện xã hội, tạo sự đồng thuận, dân chủ, kỷ cương, đồng thời tuân thủ pháp luật; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động phát huy vai trò làm chủ, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống và xây dựng con người Sa Pa “Đoàn kết, Yêu nước – Kỷ cương – Văn minh – Hiếu khách” đồng thời phát huy nguồn lực to lớn của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tham gia xây dựng xây Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong tình hình mới.

Cụ thể hoá với 09 mục tiêu: (1) Hằng năm, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ thị xã đến cơ sở đăng ký với cấp ủy ít nhất 01 việc làm mới và thực hiện có hiệu quả; (2) Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đều xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội và tổ chức thực hiện có hiệu quả; trong đó phối hợp thực hiện ít nhất 02 nội dụng phản biện xã hội; (3) Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp hoàn thành 95% trở lên các chỉ tiêu phong trào thi đua, cuộc vận động trọng tâm trong năm hoặc theo đợt, theo giai đoạn; (4) Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên (có mặt tại địa bàn) của các tổ chức chính trị - xã hội phấn đấu đến năm 2025: Hội Nông dân, Đoàn thanh niên đạt 90% trở lên; Hội Liên hiệp phụ nữ đạt 85% trở lên; Hội Cựu chiến binh đạt 96% trở lên; Liên đoàn Lao động có 95% trở lên doanh nghiệp có từ 25 công nhân, lao động có tổ chức công đoàn (trong đó: (i) Tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên (có mặt tại địa bàn) của các tổ chức chính trị - xã hội duy trì hằng năm từ 2026 đến năm 2030 và các năm tiếp theo: Hội Nông dân, Đoàn thanh niên đạt 95% trở lên; Hội Liên hiệp phụ nữ đạt 90% trở lên; Hội Cựu chiến binh đạt 98% trở lên; Liên đoàn Lao động: Phấn đấu đến năm 2030 có 98% trở lên doanh nghiệp có từ 20 công nhân, lao động có tổ chức công đoàn; (ii) Tỷ lệ xếp loại cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên của các tổ chức chính trị - xã hội duy trì hằng năm: Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động đạt 90% trở lên; Hội Nông dân đạt 93% trở lên; Đoàn Thanh niên đạt 95% trở lên; Hội Liên hiệp phụ nữ đạt 95% trở lên; Hội Cựu chiến binh đạt từ 98% trở lên; (iii) Hằng năm, mỗi công đoàn cơ sở, mỗi chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, chi hội cựu chiến binh (còn nguồn) giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên, hội viên ưu tú cho cấp ủy xem xét, kết nạp đảng); (5) Hằng năm, phấn đấu 100% cán bộ làm công tác vận động quần chúng và 90% đoàn viên, hội viên được học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (6) Hằng năm, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình phối hợp với chính quyền, xác định nhiệm vụ trọng tâm gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; (7) Phấn đấu hằng năm, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở xây dựng ít nhất 01 mô hình “Dân vận khéo” hoạt động có hiệu quả và được nhân rộng; phấn đấu trong mỗi nhiệm kỳ, giúp được ít nhất 01 gia đình nghèo (đối với thôn, tổ dân phố còn hộ nghèo) thoát nghèo bền vững; (8) Phấn đấu đến năm 2025, trên 75% Ban công tác Mặt trận, các chi đoàn, chi hội ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong sinh hoạt và tổ chức hoạt động; (9) Cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội được bố trí, điều động, luân chuyển sang các cơ quan Đảng, chính quyền, luân chuyển giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, luân chuyển giữa các tổ chức chính trị - xã hội với các tổ chức chính trị - xã hội, giữa các ban, phòng trong cơ quan, đơn vị, thời gian giữ chức vụ cơ bản không quá 02 nhiệm kỳ.
Với 06 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm: (1) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; (2) Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; (3) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; (4) Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục; đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên và Nhân dân của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; (5) Xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm các điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động hiệu quả; (6) Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh./.
Quốc Hưng (Văn phòng Thị uỷ)