Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn tiếp và làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học Áo về công tác phòng chống sạt lở đất trên địa bàn

Ngày 8/4, đồng chí Tô Ngọc Liễn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa tiếp và làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học Áo về công tác phòng chống sạt lở đất trên địa bàn.

 Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn đã thông tin nhanh về tình hình mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn thị xã. Theo đó, trong hơn 10 năm qua, thị xã Sa Pa đã xảy ra nhiều vụ lũ quyét, sạt lở đất đá gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhà nước, nhân dân. Cụ thể, năm 2013, tại xã Bản Khoang (nay là xã Ngũ Chỉ Sơn) xảy ra trận lũ quyét tại thôn Can Hồ A khiến 14 người chết và mất tích, 11 người bị thương; năm 2023, tại xã Liên Minh cũng xảy ra trận lũ quyét làm 7 người chết và mất tích, 7 người bị thương, hơn 600 ao nuôi cá nước lạnh bị hư hỏng, ước thiệt hại 250 tỉ đồng; đặc biệt, năm 2024, do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, trên địa bàn thị xã Sa Pa xảy ra hơn 720 điểm sạt lở đất, hơn 1.120 tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng, mưa bão cũng khiến 9 người chết, 17 người bị thương do sạt lở đất, lũ quyét, hàng nghìn hộ dân phải di chuyển đến nơi an toàn. 

anh tin bai

Quang cảnh buổi tiếp đón.

Trước thực trạng đó, thị xã Sa Pa đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai; xây dựng các phương án phòng chống sạt lở đất; phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học thực hiện đo đạc, thăm dò, đánh giá thực trạng đất để triển khai công tác quy hoạch các khu vực dân cư tránh sạt lở và lũ quyét đảm bảo an toàn cho người dân.

Sau khi nghe thông tin, các nhà khoa học Áo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về công tác quan trắc trượt lở đất tại Áo và châu Âu, đặc biệt là trong chiến lược ứng phó với các tai biến tự nhiên, giúp làm rõ hơn về tình hình trượt lở đất tại Sa Pa. Để hạn chế những thiệt hại do sạt lở đất gây ra, thị xã Sa Pa có thể sử dụng các phương pháp như: Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động ghi đo sự dịch chuyển của khối trượt. Khi sự dịch chuyển này vượt quá giới hạn có thể gây thảm họa thì hệ thống sẽ thông báo cho chính quyền và người dân kịp di rời khỏi nơi nguy hiểm. Sử dụng các bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai. Trên các bản đồ này chỉ ra các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai ở các cấp độ khác nhau. Ngoài ra, thị xã Sa Pa có thể đưa ra các cách cảnh báo sớm đơn giản hơn, đó là vào mùa mưa, quan sát mực nước suối đang bình thường tự nhiên mực nước cạn bất thường; hoặc nước suối tự nhiên trở nên đục bất thường thì đó là dấu hiệu lũ quét sắp xảy ra cần di dời ngay.

anh tin bai

Đồng chí Tô Ngọc Liễn - Chủ tịch UBND thị xã trao đổi với các chuyên gia.

Các nhà khoa học Áo cũng cho rằng: Ngoài yếu tố khách quan của tự nhiên thì thị xã Sa Pa cũng phải chú ý tới hoạt động kinh tế để phát triển bền vững. Cần phải cân bằng lợi ích kinh tế và sự ổn định của môi trường tự nhiên để hạn chế ảnh hưởng do thiên tai gây ra.

Thời gian tới, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn mong muốn các nhà khoa học Áo tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ thị xã Sa Pa trong việc khảo sát, phân tích các khu vực có nguy cơ trượt lở đất từ việc sử dụng các thiết bị địa vật lý hiện đại. Qua đó phục vụ công tác cảnh báo sớm tai biến trượt lở đất, lũ quét hiệu quả trên địa bàn thị xã. Đồng thời hỗ trợ Sa Pa trong việc xây dựng bản đồ cảnh báo ngập úng và sạt trượt đất để đảm bảo an toàn đời sống nhân dân.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Đồng chí Tô Ngọc Liễn - Chủ tịch UBND thị xã trao tặng quà kỷ niệm cho các chuyên gia.

Tuấn Nguyễn (Trung tam VH,TT-TT Sa Pa)
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập