Triển vọng phát triển dược liệu trở thành kinh tế mũi nhọn của xã Bản Hồ

    Mô hình bền vững để dược liệu trở thành kinh tế mũi nhọn của địa phương chính là cần phải có sự kết hợp của 3 nhà gồm nhà nông - chính quyền - doanh nghiệp, vừa giúp người dân bảo đảm đầu ra nguyên liệu, vừa giúp doanh nghiệp tự chủ nguồn nguyên liệu đạt chuẩn với quy trình trồng trọt được quản lý nghiêm ngặt.

    Bản Hồ là một trong ba xã nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Hoàng Liên, là một trong những nơi có nhiều loài dược liệu quý hiếm. Tuy nhiên, việc phát triển vùng trồng vẫn còn một số hạn chế, chưa khai thác được hết tiềm năng lợi thế của địa phương, việc thu hái, khai thác không đi đôi với bảo tồn, phát triển khiến các loài dược liệu tự nhiên cạn kiệt và đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, địa phương hiện còn thiếu vắng sự đầu tư của các doanh nghiệp chế biến dược liệu theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ dược liệu khiến hiệu quả kinh tế chưa cao, nguồn thu nhập từ các loại cây dược liệu chưa nhiều.

anh tin bai
anh tin bai

Hướng dẫn kỹ thuật người dân xã Bản Hồ

    Để dược liệu trở thành ngành mũi nhọn của địa phương cần xây dựng các cơ sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dược liệu liên kết với các Hợp tác xã trong việc trồng, sản xuất, phát triển dược liệu.

    Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thổ nhưỡng, Bản Hồ là địa phương có lợi thế phù hợp phát triển vùng trồng dược liệu quy mô lớn, mang lại cuộc sống đổi thay cho bà con nông dân.

    Anh Lý A Sẩu, Giám đốc Hợp tác xã nông Nghiệp Bản Hồ (thôn La Ve, xã Bản Hồ) cho hay, trước đây, trồng lúa được 01 vụ/năm chỉ được 30-40 triệu/năm. Khi chuyển sang trồng cây dược liệu khoai sâm (Hoàng Sin Cô), hoa cúc, quế… mỗi năm thu được trên 100 triệu đồng/ha, giúp gia đình mua được xe mới, xây nhà mới…

     Ông Vù A Sa, Bí thư đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững xã Bản Hồ cho biết, từ năm 2016, với sự giúp đỡ về cây giống, phân bón  và kỹ thuật từ Vườn quốc gia Hoàng Liên, người dân đã triển khai thực hiện trồng được hơn 100 ha quế, bước đầu hình thành được vùng nguyên liệu, tạo ra được phong trào rất tích cực. Năm 2021, tiếp tục được Vườn quốc gia Hoàng Liên hỗ trợ trồng thử nghiệm khoai sâm đất (hay củ sâm đất, chúng còn được gọi là khoai sâm, Hoàng Sin Cô và địa tàng thiên…), đồng thời Vườn quốc gia Hoàng Liên cũng đã kết nối, phối hợp với Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam, nghiên cứu và chế biến thành sản phẩm nước uống giải khát mang tên Sâm Fansipang, đăng ký tiêu chuẩn và thương hiệu đủ điều kiện tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, Công ty đã đứng ra thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

    Sự kết hợp chặt chẽ của "3 nhà" (nhà nông - chính quyền - doanh nghiệp) giúp bảo đảm số lượng cũng như chất lượng dược liệu, tránh tình trạng người dân thấy cây dược liệu đem lại giá trị cao, trồng ồ ạt gây mất kiểm soát chất lượng dược liệu cũng như ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, mang tới nguồn dược liệu chuẩn hóa cho doanh nghiệp.

    Với kinh nghiệm triển khai thành công nhiều vùng dược liệu, trồng các loài cây dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, ông Bùi Tiến Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam cho hay, việc tự chủ nguồn nguyên liệu, quản lý được chất lượng, hàm lượng dược chất trong cây dược liệu, cùng với đó là quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn GACP-WHO, đem lại nguồn nguyên liệu sạch, uy tín, chất lượng là tầm nhìn chiến lược của Công ty.

anh tin bai

Sản phẩm nước uống Sâm FanSiPan

    Ông Nguyễn Duy Thịnh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên, cho biết, khí hậu và thổ nhưỡng là 2 đặc trưng để quyết định chất lượng dược liệu. Nhưng dược liệu chỉ là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, chứ không phải cứ trồng thì đã có thu nhập cao. Do đó, để dược liệu trở thành các các sản phẩm có thu nhập cao và bền vững, cần phải có sự liên kết của nhiều bên để sản phẩm đầu cuối đem lại giá trị thật sự cho người dân, cho doanh nghiệp và cho người trồng dược liệu. Người dân được nâng cao thu nhập từng bước giảm sức ép vào rừng và góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế - xã hội của địa phương.

    Với cách làm kết hợp giữa 3 nhà: Nhà nông - chính quyền - doanh nghiệp là mô hình bền vững, vừa giúp người dân bảo đảm đầu ra nguyên liệu, vừa giúp doanh nghiệp tự chủ nguồn nguyên liệu đạt chuẩn với quy trình trồng trọt được quản lý nghiêm ngặt.

    Trong thời gian tới xã Bản Hồ tiếp tục quy hoạch vùng trồng dược liệu sạch (khoai sâm đất, hoa cúc…) đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, đồng thời đăng ký sản phẩm OCOP cho nước uống Sâm Fansipang, góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Đảng bộ Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập