Độc đáo Lễ cúng rừng của đồng bào Mông ở thôn Cát Cát, xã Hoàng Liên

Lễ cúng rừng thiêng là nét văn hóa độc đáo lưu truyền từ nhiều đời trong đồng bào dân tộc Mông ở thôn Cát Cát, xã Hoàng Liên.

Lễ cúng được tổ chức vào giữa tháng 10 âm lịch hàng năm để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm. Bên cạnh đó, nghi lễ không chỉ mang yếu tố tâm linh thể hiện đời sống văn hóa phong phú, độc đáo, đậm bản sắc dân tộc mà lễ cúng rừng thiêng còn được gắn với công tác bảo vệ rừng. Nhờ đó, những khu rừng thiêng, khu rừng cấm đã tồn tại như một báu vật của đồng bào Mông nơi đây.

anh tin bai

Người có uy tín thực hiện nghi lễ cúng rừng thiêng.

Cũng như các năm trước, hôm nay bà con dân tộc Mông thôn Cát Cát lại tập trung đông đủ tại khu rừng cấm của thôn để chuẩn bị các lễ vật dâng lên thần rừng. Lễ vật cúng thần rừng gồm một con lợn, mâm xôi, rượu, hương, giấy bản, hoa quả. Đến giờ lành, mọi người kính cẩn dâng hương, người chủ lễ kính cẩn thay mặt bản làng dâng lễ vật, khấn mời thần rừng về hưởng lễ. Đây là nghi lễ đã tồn tại từ lâu và thường được tổ chức vào ngày 19 hoặc 29 tháng mười âm lịch hàng năm. Đồng bào Mông ở đây tin rằng, luôn có “thần rừng” cai quản và che chở phù hộ cho dân làng được mạnh khỏe, bình yên, mùa màng bội thu.

anh tin bai

 

Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng tế thần rừng, người dân trong thôn tập trung lại để bạc bạc, xây dựng bổ sung các bản hương ước của năm trước cho phù hợp. Sau đó, mọi người cùng nhau ăn uống tại đây với mong muốn được tiếp thêm “năng lượng” từ thần rừng để luôn mạnh khỏe.

anh tin bai

Du khách tìm hiểu lễ cúng rừng thiêng.

Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng, lễ cúng thần rừng còn có vai trò to lớn trong việc gắn kết cộng đồng dân tộc, gắn kết con người với thiên nhiên. Đây cũng là dịp để Trưởng làng, chính quyền địa phương, tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về rừng và ý nghĩa, vai trò của rừng đối với đời sống đến người dân, góp phần nâng cáo ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống của người dân.

Lễ cúng rừng thiêng không chỉ là một nghi lễ độc đáo mà còn góp phần bảo vệ các giá trị vật chất, tinh thần, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương trong cộng đồng, làng bản, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

Tuấn Nguyễn (Trung tâm VH,TT-TT Sa Pa)
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập