Cuối
năm 1942, 12 nữ tu theo lối khổ hạnh, thuộc dòng Nữ tu của Hội Thánh Kitô cải
giáo, những người “chẳng có gì ngoài sứ mạng truyền giáo và cứu rỗi Sám hối”,
bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản. 8 người trong số họ và một thầy dòng khác tình
nguyện xin được ở lại Á Châu tiếp tục truyền đạo. Đại sứ Pháp tại Nhật Bản đã
viết thư cho Cha Tổng giám mục giáo phận Hưng Hoá, trong đó Lào Cai là một xứ
đạo, xin cho họ được đến vùng này tiếp tục truyền đạo.
Vào
tháng 02 năm 1942, quan toàn quyền Bắc Kỳ ký một khế ước có giá trị lâu dài
chuẩn y việc cấp cho đoàn nữ tu khu đất bỏ hoang cạnh Trạm nghiên cứu giống
cây ăn quả Tả Phìn, với số tiền thuê tượng trưng là 01 quan một năm. Tháng 4
năm 1942, đoàn nữ tu lên đến Lào Cai và được bố trí ở trong một căn nhà gỗ nhỏ,
mỗi người trong số họ “chẳng có một cái gì cả ngoài bộ quần áo đang mặc trên
người”.
Đến
tháng 6 năm 1942, quan Pháp tỉnh trưởng Lào Cai đã đồng ý cấp cho họ một đàn
gia súc, gia cầm làm giống, nhằm mục đích phát triển đàn gia súc gia cầm của
Sa Pa và bổ sung cho nguồn cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi như
sữa tươi, bơ, pho mát - những thứ mà bản thân Sa Pa sản xuất ra không đủ cho
nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và quân nhân lên nghỉ mát. Các bà xơ, nữ
tu khổ hạnh này còn tích cực tham gia vào việc nghiên cứu và phổ biến kỹ
thuật canh tác các giống cây lương thực ôn đới như lúa kiều mạch đen, đại
mạch, cùng các loại cây ăn quả, khoai lang, các loại rau và nho.
Bắt
đầu từ tháng 9 năm 1942, trạm nghiên cứu thực nghiệm thuộc tu viện Nữ Tả Phìn
đã sản xuất được các loại mứt táo, mứt đào và nhiều loại hoa quả tươi khác;
lượng sữa, bơ và pho mát sản xuất ra đã không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày
càng nhiều và từ những đơn đặt hàng từ Hà Nội gửi lên yêu cầu loại pho mát và
bơ giống như loại pho mát hiệu “Port salut” sản xuất tại chính quốc. Và Tả
Phìn nhanh chóng trở thành nơi cung cấp các loại hoa quả tươi chính cho thị
trấn Sa Pa.
Viên
đá đầu tiên của công trình xây dựng Tu viện Nữ “đồng trinh hoà bình”, dòng
khổ hạnh Hội thánh Kitô cải giáo ở Tà Phìn được xây vào ngày 08/10/1942.
Nhưng người ta chỉ xây một phía, phần còn lại của tu viện mà sau khi xây xong
sẽ “đón khoảng 100 bà xơ, phước và các con chiên mới tu hành” đã chẳng bao
giờ được xây cả. Người ta chỉ cho xây thêm những nhà của khu trang trại, mà
hiện nay vẫn còn thấy.
Năm
1945, tình hình an ninh bất ổn do chiến tranh, đoàn nữ tu đã vội vã di tản về
Hà Nội, bỏ lại tu viện bị đốt phá hoang tàn. Kể từ đó đến nay Tu
viện chưa được trùng tu. Trong tương lai, nếu được sự tài trợ của cộng hoà Pháp
Tu viện Tả Phìn sẽ được trùng tu lại và sẽ giữ gìn được những giá trị chứa
đựng trong di tích.
|
|

Toàn
cảnh Tu viện Tả Phìn

Bức
tường rêu phong của Tu viện Tả Phìn

Du
khách tham quan Tu viện Tả Phìn
|