Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 11-NQ/TW

    Sáng 15/4/2022 Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị.

    Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và địa phương; lãnh đạo chủ chốt 14 tỉnh trong Vùng.

    Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, đầu cầu trực tiếp tại Trụ sở Trung ương Đảng kết nối từ Thủ đô Hà Nội đến các điểm cầu cấp tỉnh, cấp  huyện và cơ sở.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu thị xã

    Tại Thị xã Sa Pa, Hội nghị được tổ chức tại 17 điểm cầu, gồm 01 điểm cầu trung tâm thị xã và 16 điểm cầu xã, phường. Dự tại điểm cầu Trung tâm có đồng chí Phan Đăng Toàn - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã chủ trì, đồng chí Vương Trinh Quốc - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã. Tham dự còn có có các đồng chí Thường trực HĐND, UBND; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy; lãnh đạo các chi, đảng bộ trực thuộc với tổng số 193/210 đại biểu, đạt 92%. Tại 16 điểm cầu các phường, xã có 587/641 đại biểu, đạt 91,5%. Bên cạnh đó có 12 điểm xem ti vi thuộc các cơ quan, đơn vị với số đại biểu 262 đạt 90% và có 64 điểm xem ti vi tại các xã, phường với 1.088 người xem.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu trung tâm thị xã

  Được biết, hiện nay, nước ta được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội, trong đó, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có 14 tỉnh, bao gồm 10 tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc, trong đó có Lào Cai và 4 tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc. Theo thông tin từ Ban Kinh tế Trung ương, sau 17 năm triển khai Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, vùng này vẫn là vùng trũng về phát triển và “lõi nghèo” của cả nước.

  Tại Hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương và các địa phương, trong đó có tỉnh Lào Cai cũng đã có phát biểu tham luận.

   Hội nghị nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân dân cũng như trong Vùng để sớm đưa Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển Vùng.

   Hội nghị cũng thể hiện tinh thần nghiêm túc, ý chí và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong việc đổi mới xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với các vùng mà còn đối với cả nước…

    Việc Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới về vùng sẽ mở đường cho chính sách mới và những cơ chế, chính sách này giúp thu hút nguồn lực để cho phát triển của vùng trong giai đoạn tới.

    Đối với  thị xã Sa Pa được đánh giá là 1 trong 50 địa danh đẹp nhất châu Á và là trung tâm phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai. Với khí hậu mát mẻ, cảnh đẹp tự nhiên cùng với bản sắc văn hóa độc đáo riêng có. Thời gian qua Sa Pa được đánh giá có tốc độ phục hồi du lịch khá nhanh. Hiện trên địa bàn thị xã Sa pa có  582 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số trên 6.400 phòng. Trong đó có hơn 200 cơ sở lưu trú HomeStay của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã như Tả Van, Mường Hoa, Hoàng Liên, Liên Minh, Mường Bo… Theo số liệu của Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã, tính đến giữa tháng 4/2022, lượng khách đến Sa Pa đạt gần 374 nghìn lượt khách. Có được điều đó là nhờ thị xã Sa Pa đã chú trọng phát động chương trình ưu đãi, giảm giá; công bố chương trình, sự kiện và các gói kích cầu du lịch năm 2022; tăng cường quảng bá với nhiều hình thức; xây dựng và triển khai các sản phẩm du lịch mới; tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa du lịch đặc sắc, đặc trưng của địa phương… để du khách có nhiều trải nghiệm ấn tượng.

   Việc đẩy mạnh liên kết vùng trong triển khai Nghị quyết số 11 sẽ tiếp thêm đà phát triển của thành phố trong sương. Theo quy hoạch phát triển, đến năm 2030, Sa Pa trở thành đô thị loại 3 và trung tâm nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế; sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, chất lượng cao. Tổng lượng khách du lịch 9 triệu người/năm. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch đặc trưng phát triển nhờ việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch, gắn với các lễ hội theo mùa và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng  đã thu hút du khách.

   Trong thời gian tới, khi đẩy mạnh liên kết vùng, Sa Pa sẽ quan tâm triển khai nhiều giải pháp để du lịch Sa Pa vươn xa, với  kỳ vọng du lịch địa phương ngày càng phát triển. Trong đó chú trọng đến liên kết vùng miền, phát triển theo hướng du lịch xanh; phát triển các sản phẩm OCOOP; phát triển các điểm, tuor, tuyến du lịch gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa…

               Lê Hưng (Trung tâm VH, TT - TT thị xã)

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập