Kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”
 
Sau khi Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị 07-CT/TW, ngày 05/9/2016 về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”; Ban Thường vụ Thị ủy đã ban hành Quyết định số 10-QĐ/HU ngày 25/9/2016 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, giai đoạn 2016 - 2020”; Quyết định số 140-QĐ/TU ngày 08/10/2020 ban hành Đề án “phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh thị xã Sa Pa giai đoạn 2020 - 2025”. Hằng năm, Ban Thường vụ Thị ủy xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp tại các chi, Đảng bộ trực thuộc, trong đó chú trọng việc kiểm tra tình hình quán triệt, học tập tổ chức thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW, ngày 05/9/2016 về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”. UBND thị xã đã thành lập Đội kiểm tra liên ngành về hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa cộng đồng và phòng chống các tệ nạn văn hóa phẩm đồi trụy trên địa bàn thị xã. Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, biểu diễn, hoạt động văn hóa thông tin, tín ngưỡng… trên địa bàn thị xã.

Qua 05 năm năm triển khai thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, hoạt động cho đến cơ sở vật chất và đội ngũ làm công tác thông tin cơ sở từng bước được củng cố và nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở được đầu tư, nâng cấp và khai thác, sử dụng có hiệu quả; trên cơ sở đó đã có nhiều đổi mới trong hoạt động thông tin cơ sở từ đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Hệ thống thiết chế thông tin cơ sở trên địa bàn thị xã đã cơ bản phát huy được vai trò, chức năng quan trọng là cầu nối cung cấp, chuyển tải và phản hồi thông tin giữa người dân với Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hoạt động thông tin cơ sở đảm bảo tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với phong tục, tập quán lành mạnh của địa phương; bảo đảm thông tin thiết yếu phải kịp thời, chính xác đến với nhân dân. Đài truyền thanh các cấp đã đã phát huy được vai trò là điểm cung cấp thông tin thiết yếu cho nhân dân. Hệ thống truyền thanh từ thị xã đến cơ sở cũng thực hiện tốt các chương trình phát thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền theo định kỳ. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ thị xã đến cơ sở phát huy khá hiệu quả vai trò, trách nhiệm. Tích cực phổ biến thông tin, tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước, thông tin những sự kiện liên quan đến người dân ở cơ sở. Qua đó tạo sự nhất trí về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.

Đến nay trên địa bàn thị xã có 101/111 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và 06 Trung tâm văn hóa xã, phường đã được đầu tư về cơ sở vật chất khá đồng bộ: Hiện tại, trên địa bàn thị xã có 01 Đài Truyền thanh cấp thị xã và 16 Đài Truyền thanh (10 Đài truyền thanh FM và 6 Đài truyền thanh IP) cấp xã do UBND các xã, phường quản lý, vận hành với 201 cụm loa thôn, tổ dân phố (trong đó có 66 cụm loa truyền thanh IP).

Chương trình truyền thông về cơ sở của Trung tâm VH, TT-TT thị xã giai đoạn 2016-2020 đã sản xuất và phát sóng: 10.215 tin, bài, phóng sự, 1.325 chương trình phát thanh và duy trì đều đặn thời lượng tiếp phát sóng các chương trình phát thanh truyền hình của của TW và của tỉnh (Số giờ thu phát sóng các chương trình phát thanh của Đài TNVN: 19.248 giờ; số giờ tiếp sóng Đài Truyền thanh ‑ Truyền hình Lào Cai: 1.008 giờ; số giờ phát sóng phát thanh địa phương: 1.008 giờ; Biểu diễn văn nghệ thu hút khách du lịch tối thứ sáu, thứ bẩy: 445 buổi; Văn nghệ quần chúng:  475 buổi; Tuyên truyền lưu động: 500 buổi; Tuyên truyền xe lưu động: 512 buổi; Băng zôn: 3.412 chiếc, cờ chuối 12.000 chiếc; Xây dựng và sửa chữa: 168 cụm pa nô, pa nô tuyên truyền…)

Thông qua các thiết chế văn hóa cơ sở thông tin được truyền tải đến nhân dân trên địa bàn xã, phường rất đa dạng, qua nhiều kênh khác nhau như: (1) Chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt, Mông, Dao trên hệ thống loa truyền thanh xã; (2) Thông qua trang mạng xã hội của cấp ủy, chính quyền các cấp (như các trang fanpage, zalo…); (3) Thông qua Cổng thông tin điện tử, Cổng thông tin đối ngoại thị xã; (4) Thông qua tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Thị ủy, tài liệu tuyên truyền của các ban, ngành, đoàn thể; (5) Thông qua Báo cáo viên như các buổi học Nghị quyết, Tuyên truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền học tập bảo vệ an ninh Tổ quốc…; (6) Thông qua Bản tin, Bảng thông báo tại các trụ sở UBND các, xã, phường, nhà văn hoá các thôn, tổ dân phố, Pano, áp phích, bảng biểu, băng rôn tuyên truyền….; (7) Thông qua Tủ sách pháp luật ở trụ sở UBND các xã, phường và ở các thôn; (8) Thông qua Bưu điện văn hoá các xã; (9) Thông qua họp dân, các buổi dân vận, sinh hoạt hằng tháng, định kỳ hay đột xuất, các buổi sinh hoạt nhằm Kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.

Nhân dân rất nhiệt tình hưởng ứng, quan tâm chú ý đến các thông tin được truyền tải tại các buổi hội họp, sinh hoạt hằng tháng, định kỳ hay đột xuất... Cán bộ, đảng viên trên địa bàn thị xã đã hình thành thói quen nghe đài, đọc báo, đọc và làm theo báo của Đảng để nắm bắt tin tức, thời sự chính trị trong nước, quốc tế, gương điền hình trong các phong trào thi đua yêu nước.

Để tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới, thị xã luôn xác định: (1) Thường xuyên tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 07-CT/TW, Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg đến các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội, cán bộ, đảng viên và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân trên địa bàn xã về vai trò tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở; (2) Tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong công tác thông tin cơ sở để lựa chọn thông tin, kiến thức thiết thực cho cuộc sống, lao động, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn; (3) Đa dạng hoá nội dung, hình thức thông tin cơ sở, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin cơ sở; (4) Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở cần được lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương để khai thác, sử dụng có hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí./.

Quốc Hưng (Văn phòng Thị uỷ)

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập