Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn thị xã

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thị xã trong mùa mưa lũ năm 2022, Thị ủy đã ban hành văn bản chỉ đạo, trong đó yêu cầu: 1. UBND thị xã, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và phòng thủ dân sự thị xã, Các cơ quan tham mưu giúp việc Thị ủy, UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thị xã, Các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thị xã, Đảng ủy, UBND các xã, phường: (i) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác phòng, chống thiên tai: Luật phòng, chống thiên tai; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và thị xã; (ii) Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai theo phân công, chức năng, nhiệm vụ được giao; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, vật tư, lực lượng để tham gia vào công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định; (iii) Duy trì, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trong công tác phòng, chống thiên tai; khi có thiên tai xảy ra, phải thông tin ngay bằng điện thoại với Thường trực Thị ủy, UBND thị xã và Cơ quan thường trực (Phòng Kinh tế), đồng thời thực hiện báo cáo bằng văn bản về tình hình thiệt hại, biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và kiến nghị giải quyết các vấn đề phát sinh.

 

2. UBND thị xã chỉ đạo: (i) Rà soát, đánh giá cụ thể các khu vực, các điểm có nguy cơ xảy ra đối với từng loại hình thiên tai để cảnh báo và hướng dẫn nhân dân cách phòng tránh, sơ tán khi cần thiết; (ii) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác di chuyển, sắp xếp ổn định cho các hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở trên địa bàn năm 2022 theo kế hoạch; (iii) Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai theo quy định của Luật phòng, chống thiên tai và phù hợp với thực tế của từng địa phương. Lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống thiên tai với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; (iv) Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Tổ chức trực, tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại theo quy định; (v) Chủ động đề xuất, bố trí ngân sách, huy động và xã hội hóa các nguồn lực hợp pháp để phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn;

3. Đảng ủy, UBND các xã, phường: (i) Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết; tăng cường thông tin về thiên tai đến được người dân tại các thôn, tổ dân phố để đề cao cảnh giác, chủ động phương án phòng tránh, ứng phó với các dạng thiên tai tác động đến sinh hoạt và sản xuất; (ii) Thường xuyên thực hiện rà soát, tăng cường chỉ đạo, vận động các hộ dân sinh sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở di chuyển đến nơi ở mới đảm bảo an toàn (đối với các hộ chưa bố trí được đất ở phải có phương án di chuyển tạm đến nơi an toàn khi mưa bão); (iii) Xác định rõ vai trò là người chỉ huy trực tiếp trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương. Rà soát, củng cố, kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai của xã, phường và thôn, tổ dân phố nhằm nâng cao hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai, đặc biệt là công tác ứng phó tại chỗ ngay giờ đầu khi có tình huống thiên tai xảy ra./.

Quốc Hưng (Văn phòng Thị uỷ)

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập