Triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế đồi rừng

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh tế đồi rừng theo Nghị quyết 10-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy. Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá thị xã đã ban hành văn bản chỉ đạo, trong đó yêu cầu UBND thị xã, Các Thành viên Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo Quyết định số 429-QĐ/TU ngày 09/11/2021, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thị xã, Các chi, đảng bộ trực thuộc, Đảng uỷ, UBND các xã, phường: (1) Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của Nhân dân, chính quyền về phát triển kinh tế đồi rừng; (2) Tăng cường sự lãnh đạo, vào cuộc, gắn trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng tại địa phương. Xác định chính quyền địa phương là nhân tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế đồi rừng.

UBND thị xã: (1) Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2022-2025 (có phân kỳ hằng năm) phù hợp với điều kiện của địa phương và mục tiêu Nghị quyết 10-NQ/TU. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thống kê toàn bộ các hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến, thương mại từ đồi rừng, các dịch vụ rừng để tính toán giá trị kinh tế đồi rừng đầy đủ, chính xác; (2) Quản lý, bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên gắn với khai thác và sử dụng hiệu quả các loại hình dịch vụ từ rừng như dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học…; quản lý chặt chẽ và hướng dẫn khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ; (3) Chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cây trồng trên diện tích nương đồi (ngô, sắn...) năng suất thấp, kém hiệu quả sang phát triển các cây đa mục đích giá trị kinh tế cao, cho lâm sản ngoài gỗ, lâm sản dưới tán rừng phù hợp với điều kiện của địa phương, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo giá trị. Xây dựng các mô hình kinh doanh rừng tổng hợp khai thác các giá trị từ rừng (mô hình farmstay, nông lâm kết hợp...) để tổng kết, nhân rộng; (4) Xác định tiềm năng, lợi thế của thị xã để lựa chọn, xây dựng các chuỗi giá trị lâm sản chủ lực gắn với bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc nhằm tạo ra các sản phẩm OCOP theo nhu cầu thị trường. Trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên sẵn có, các di tích lịch sử, các điểm tham quan, những nơi có thể tạo thành các sản phẩm du lịch... và phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt chủ động chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái gắn với bản sắc văn hóa tại địa phương nhằm nâng cao giá trị thu nhập từ rừng./.

Quốc Hưng (Văn phòng Thị uỷ)

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức


 
image
  • Hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tỉnh do SARS-CoV-2 (Covid-19)
    (19/01/2022)
  • Hướng dẫn quy trình bầu cử
    (20/05/2021)
  • Tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa năm 2021
    (03/04/2021)
1 2 3 
  • Đang online: 1
  • Trong tháng: 1
  • Trong năm: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập